You are here

Sốt xuất huyết là gì? cách phòng chống và chữa bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh gây ra nỗi ám ảnh cho không ít người, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ bởi những tác hại mà nó mang lại vô cùng lớn. Tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm nhưng bùng phát mạnh nhất vào tháng 6 tới tháng 8 hàng năm do lúc này không khí nóng ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển và lây lan, hiểu được cơ chế lây bệnh chúng ta sẽ chủ động phòng trách được bệnh sốt xuất huyế. Vậy sốt xuất huyết là gì, làm thế nào để phòng chống và chữa bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh cấp tính gây ra bởi virut Dengue, virut Dengue được lây lan thông qua muỗi vằn mà nguyên nhân là do muỗi đốt người bị bệnh sau đó mang mầm bệnh lây lan sang cho những người đang khỏe mạnh.

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Khi người bị mắc bệnh sốt xuất huyết, ngoài việc có cảm giác toàn thân mệt mỏi, các xương khớp đau nhức còn xuất huyện các triệu chứng sau:

- Sốt cao từ 39 độ trở lên

- Buồn nôn, buồn ói

- Chảy máu chân răng

- Đau bụng

- Xuất huyết tiêu hóa

- Đi ngoài phân đen

- Không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như chơi đùa, xem TV, đọc sách báo

- Chảy máu mũi, ói ra máu

Biểu hiện của sốt xuất huyết được chia làm 3 cấp cụ thể như sau:

- Cấp độ nhẹ: Cấp độ này thường xuất hiện với những người mới lần đầu bị sốt xuất huyết, thường không kèm theo biến chứng với các biểu hiện như sốt cao đột ngột lên tới 39-40 độ, thời gian bị bệnh kéo dài từ 4-7 ngày. Ngoài ra người bệnh còn có các hiện tượng như đau sau mắt, buồn nôn, đau cơ và khớp, phát ban.

- Sốt xuất huyết dẫn tới chảy máu: Hiện tượng này là triệu chứng nặng nhất của sốt xuất huyết vì khi đó huyết tương thoát ra khỏi mạch máu, khiến cho chảy máu ồ ạt bên trong và bên ngoài cơ thể, hiện tương phổ biến là chảy máu cam, chảy máu răng hoặc đi ngoài ra máu.

- Sốt xuất huyết Dengue (sốc): Giai đoạn sốt xuất huyệt Dengue là giai đoạn nặng xảy ra khi bị nhiễm trùng bởi bạn từng bị sốt xuất huyết hoặc do từ mẹ truyền sang con. Giai đoạn Dengue hay xảy ra ở trẻ em, một số ít ghi nhận xảy ra ở người lớn và có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa mưa vì lúc này không khí ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển, từ đó lây lan bệnh nhanh hơn. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phòng chống và chữa bệnh sốt xuất huyết.

Đối tượng dễ bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 4-9 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi rất ít khi bị sốt xuất huyết tuy nhiên khi đã bị thì rất dễ gây ra biến chứng. Sốt xuất huyết là bệnh được cả quốc tế phòng tránh bởi tính chất và mức độ nguy hiểm của nó mang lại rất lớn. Trung bình hàng năm có tới hàng trăm ngàn người chết vì sốt xuất huyết chính vì vậy việc chăm sóc cho trẻ là điều hết sức cần thiết để giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt là bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân bị bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do cơ thể bị nhiễm virut Den-1, Den-2, Den-3, Den-4 mà muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh (cụ thể là muỗi Aedes albopictus hoặc tên gọi khác là Aedes aegypti) thông qua con đường chích trực tiếp. Muỗi vằn thường xuyên hoạt động vào ban ngày và có một điều khá đặc biệt đó là chỉ có muỗi cái mới có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người.

Muỗi vằn cái chính là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sau khi con người bị muỗi vằn mang virut sốt xuất huyết đốt, thời gian ủ bệnh trong cơ thể người từ 8-11 tiếng. Trong thời gian này người bị nhiễm virut sốt xuất huyết vẫn khỏe mạnh bình thường chính vì vậy chúng ta thường không đề phòng và khi đó các cá thể muỗi khác sau khi đốt người mang virut sốt xuất huyết đang trong quá trình ủ bệnh có thể lây lan tiếp sang người khỏe mạnh khác.

Lưu ý: 4 loại virut có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết đó là Den-1, Den-2, Den-3, Den-4 chính vì vậy khi bạn bị bệnh sốt xuất huyết do loại virut này rồi thì vẫn có khả năng bị sốt xuất huyết do loại virut khác, và lần sau thường bị nặng hơn lần trước.

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết

Mặc dù bệnh sốt xuất huyết phổ biến trên toàn thế giới, tuy nhiên bệnh lại thường tập trung ở một số khu vực và đối tượng nhất định như:

- Những người sống và làm việc tại các vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, các hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương, vùng Caribe và các nước châu Mỹ Latin.

- Trẻ em thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn nhất là trẻ em dưới 12 tuổi

- Phụ nữ và người da trắng

- Những người từng mắc bệnh sốt xuất huyết khi mắc lại thường bị nặng hơn

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có vacxin đặc trị mà thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần. Trường hợp người bị bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ không cần tới bệnh viện mà có thể tự điều trị tại nhà tuy nhiên vẫn cần uống thuốc hạ sốt, uống nước theo chỉ định của bác sĩ. Một số cách sau đây sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết:

- Phòng ở phải sạch sẽ, có điều hòa, máy lạnh

- Không nên hoặc hạn chế ra ngoài vào lúc muỗi hoạt động mạnh (hoàng hôn, bình minh và buổi tối)

- Mặc quần áo phủ kín người để ngăn ngừa bị muỗi đốt, đặc biệt khi tiếp xúc với người bị bệnh.

- Khi đi ra ngoài hoặc đi ngủ bạn nên thoa kem chống muỗi cho mình và các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

- Khi đi ngủ bạn nên sử dụng màn khung để đảm bảo không bị nhiễm bệnh do muỗi đốt.

Đặc tính của muỗi là sinh sản và thường sống ở những nơi có môi trường ẩm thấp như ở trên các con sông, vũng nước, lu đựng nước, các nơi nhiều cây cối vậy nên bạn cần vệ sinh sạch sẽ các khu vực này, hạn chế các nơi tích tụ nước ở trong và gần nhà, phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ hàng năm.

Nên vệ sinh chỗ ở, phun thuốc diệt muỗi định kỳ

Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra quanh năm, muỗi là nguyên nhân gây ra cái chết cho con người nhiều hơn bất kỳ sinh vật nào khác và ai cũng có khả năng bị nhiễm bệnh vậy nên bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh sống. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào hãy tới ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài viết khác

Hoàng hôn bên bờ biển, một bó hoa hoả tiệm tím nở rộ trong ánh nắng cuối ngày, toả hương thơm quyến rũ khắp môi trường xung quanh. Trên bàn tiệc cưới, những đoá hoa hồng đỏ tươi ngon như tình yêu mới nở tỏa sáng giữa niềm vui và hạnh phúc của đôi tân lang tân nương. Trong ngày trẻ trung của mùa xuân, cúc tươi ngát mọc đầy hoa vườn, đại diện cho sự tinh khiết và sự tái sinh. Các loài hoa với vẻ đẹp và ý nghĩa riêng biệt đã bước vào cuộc sống và văn hóa của chúng ta với những sứ mệnh đặc biệt. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào một hành trình thú vị khám phá ý nghĩa của các loài hoa trong cuộc sống và văn hóa con người.

Việc đảm bảo bé ngủ ngon giấc là một trong những thách thức lớn nhất mà các bậc phụ huynh đối mặt. Giấc ngủ đủ và sâu là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của bé, cũng như mang lại sự yên bình cho cả gia đình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách làm sao để bé ngủ ngon giấc vào ban đêm thông qua việc áp dụng những kinh nghiệm và thủ thuật hiệu quả.

Phong thủy, một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa Á Đông, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người trên khắp thế giới.

Acrylic, còn được gọi là polymethyl methacrylate (PMMA), là một loại nhựa tổng hợp có đặc điểm nổi bật về tính chất quang học và cơ học. Với sự kết hợp giữa tính trong suốt của thủy tinh và tính linh hoạt của nhựa, acrylic đã trở thành một nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng đa dạng của acrylic.